21 thg 10, 2015

Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa cành cho cây, hoa cảnh tại nhà


Nếu bạn trồng cây, hoa cảnh, thì bạn cần chú ý đến việc bấm ngọn tỉa cành để có được những chậu hoa ưng ý và thẩm mỹ nhất. Dưới đây là một vài lưu ý khi bấm ngọn, tỉa cành cho cây cảnh và hoa cảnh.

Nên bấm ngọn hay tỉa cành?





Tuỳ vào mục đích sử dụng và ý thích của người chơi hoa mà bấm ngọn hay không bấm ngọn.
-  Nếu muốn cây có cành mập, hoa to thì không bấm ngọn mà ngược lại phải tỉa bỏ hết các mầm nhánh phụ mọc từ nách lá, chỉ để lại một nhánh, cành hay nụ chính trên thân.
- Nếu muốn cây phát triển không cao quá, ra nhiều cành, nhánh phụ, việc bấm ngọn cho cây, hoa cảnh là điều phải làm.




* - Bấm ngọn: Những cây lấy quả, hạt, thân để ăn. ( ví dụ: Bí đỏ, mồng tơi, mướp, các loại rau, đậu, cà chua, bông, cà phê,..)
* Tỉa cành: Cây lấy gỗ ( Bạch đàn, lim,..), lấy sợi ( gai, đay).
Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi không bấm ngọn vì phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt. Nhưng cũng cần thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng tập trung vào thân chính phát triển chiều cao.
Câu 1: Tại sao cây lấy quả, hạt, thân để ăn, khi trưởng thành người ta thường bấm ngọn?
Câu 2: Tại sao đối với cây lấy gỗ, lấy sợi người ta thường tiả cành mà không bấm ngọn?
Khi bấm ngọn, cây không lên cao, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển, cho nhiều hoa, tạo nhiều quả.
Trích sách sinh học lớp 6

Thời gian bấm ngọn tỉa cành


Việc bấm ngọn, tỉa cảnh nên được thực hiện trong mùa phát triển của cây. Để duy trì hình dáng của cây phát triển theo hướng mong muốn, cắt phần cuống ở ngay trên lá, cuống hoa và cần cắt ngay khi cành, hoa còn nhỏ, tránh hút hết chất dinh dưỡng của cây.

Đừng sợ khi phải tỉa cây, hoa cảnh vì điều này rất cần thiết, đặc biệt là ở phần ngoài rìa và phần ngọn. Tỉa thường xuyên để buộc cây mọc đều hơn và tạo một tán lá dày đặc. Tuy nhiên, cần chú ý, không nên tỉa hết sạch 1 vùng lá quá lớn đối với những cây nhỏ. Điều này sẽ làm dừng lại quá trình quang hợp và làm cây kém phát triển. Đối với một số loại cây như cây lá kim, nên dùng tay để tỉa cành, sửa lá, việc dùng kéo, dao có thể làm cả tán lá bị chết.

Nếu muốn tạo hình cây, việc tỉa cả những cành to là không thể tránh khỏi. Thời gian thích hợp để thực hiện việc này là đầu mùa xuân hay cuối mùa thu, tránh thời tiết nóng quá hoặc quá lạnh.


Cần sang chậu và thay đất



Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây cảnh, hoa cảnh sẽ có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, bộ lá kém tươi, không ra hoa và thậm chí có biểu hiện úa vàng, ra nhiều cành nhỏ, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi.

 Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. Đây cũng là dịp tốt để cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, bấm ngọn hoặc hoặc sửa đổi chúng.
Theo LuxBonsai.com thì việc thay đất là việc nên làm cho những cây 2 năm mà chưa thay đất để đảm bảo dinh dưỡng cho đất.

Với đặc điểm thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ. Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra, hoặc trước đó 1 ngày, tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kìm, kéo sắc để hớt bớt rễ, vết cắt cần gọn, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.Việc tỉa cành có thể thực hiện đồng thời hoặc sau đó không lâu, sau khi cây đã được sang chậu ổn định.


Một vài hướng dẫn cắt tỉa cây cơ bản


- Nếu hai cành có cùng chiều cao, giữ lại một cành và cắt bỏ cành kia. Việc cắt này đảm bảo tính đối xứng của chúng.

- Tỉa bỏ những cành mọc theo chiều dọc, quá dày không thể uốn cong được.

- Tỉa bỏ những cành xoắn và cuộn không tự nhiên.

- Cắt bỏ những cành che phía trước thân cây lại.

- Tỉa bỏ những cành dày không cân xứng ở ngọn cây, vì những cành ở dưới nên to hơn những cành ở trên ngọn.

- Sau khi cây được tỉa tạo dáng, nên đặt cây trong bóng râm, nhớ tránh gió.

Cần chú ý bón phân


Bón phân như bình thường và để cây phục hồi trong ít nhất là vài tháng. Khi tỉa cành, bấm ngọn xong, cây sẽ cần chất dinh dưỡng để phát triển mà không gặp trở ngại, bón phân là rất cần thiết trong lúc này. Bón phân định kỳ, lượng bón mỗi lần không nên quá nhiều, có thể dùng cách để phân bón vào rổ lưới bên trên bầu đất cho phân ngấm từ từ từng ngày. Phân lựa chọn có thể là phân NPK tỉ lệ 20-10-10 (tỷ lệ này sẽ nhiều đạm) hoặc sử dụng phân bón lá để kích kích lá, cành, hoa mọc trở lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét