Xương rồng


LuxBonsai giới thiệu về chuyên đề cây Xương rồng: Một loài cây thường sống ở những vùng đất khô hanh cằn cỗi. Khi nhắc đến xương rồng là nghĩ đến 2 chữ mạnh mẽ, bền bỉ, gai góc. Hiện nay có nhiều người trẻ chơi xương rồng và chúng tôi LuxBonsai nhận thấy nhiều bạn trẻ khá thích các cây xương rồng nên lập chuyên trang về cây này.

1. Cây xương rồng là gì ?


Theo ông Lê Anh Tuấn CLB Xương rồng Cần Thơ thì cây xương rồng (cactus plant) là tên gọi chung cho các nhóm cây mọng nước (succulents). Nhìn chung xương rồng là loại thực vật có khả năng lưu trữ nước trong cơ thể của chúng. Nhờ có đặc điểm này nó có thể tự tồn tại trong điều kiện khô hạn lâu dài của các vùng đất thiếu nước như hoang mạc khô nóng và thiếu dưỡng chất. Một đặc điểm đặc biệt của cây xương rồng đó là chúng có thể tự biến đổi hình thể thân, lá, hoa và rễ thành các dạng tối thiểu hóa sự mất nước. Chúng cũng biết cách thu gom các nguồn nước hiếm hoi để thích nghi và phát triển cùng sjw khắc nghiệt của môi trường sống.

Một trong các đặc điểm có thể nhận dạng họ cây xương rồng là các dạng núm gai (areole) đặc biệt của chúng và các chồi mới mọc ra từ các núm gai này.

Cây xương rồng là cây có hoa thuộc họ Cactaceae. Tên tiếng Anh để gọi cây xương rồng là Cactus (số ít) hoặc cacti, cactuses (số nhiều). Tùy theo các nhà phân loại thực vật, hiện nay trên thế giới có khoảng 24 đến 220 loại (genera) xương rồng Cactaceae, phân ra từ 1.500 đến 1.800 giống (species) khác nhau, ...

Tại Việt Nam, người dân quen gọi cây xương rồng để chỉ chung các loại cây thân cây gai có chứa nước dạng nhựa trắng và nhựa đục.

Ref:
http://www.leanhtuan.com/DinhNghiaXR.html

2. Đặc điểm của cây xương rồng

Xương rồng có rất nhiều loại, cũng như các giống cây khác. Dòng tộc nhà xương rồng có chung quy 1 điễm là: Không thích đất ẩm ướt, thích nắng, chịu nóng và có thể chấp nhận sống với nhiệt độ lạnh trong 1 khoãng thời gian. Điều đó phải nói rõ hơn rằng không thích đất ẩm ướt không có nghĩa là không chịu được mưa !!!

Đặc điểm cần lưu ý của xương rồng đó là vùng đất thích hợp nhất với xương rồng là sa mạc và đá. Đất cát sa mạc không phải là đất thịt, đó là cách duy trì cũng như phát triễn thích hợp nhất cho xương rồng. Do đất cát không giử và ngấm nước… nhưng tại những vùng sa mạc chỉ có hưỡng hơi nước làm xoa dịu sự nóng bức còn lại trong sa mạc sau 1 ngày oi ả.

Nếu muốn cây xương rồng phát huy hết tính cách thiên nhiên của nó, nó phải có 2 ranh giới tách biệt ngày và đêm, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch cở 40-70F. Thí dụ buổi ngày 110, 120F thì buổi đêm cở khoãng 40, 50F . Ngày nóng và đêm lạnh. Chỉ cần thêm vài giọt mưa là hội đủ điều kiện để kết tinh 1 thân cây có tuổi thọ ngàn năm mà chỉ có Thượng Đế mới làm được.

Tuy thân cây xù xì xấu xí với những hàng gai tua tủa không ai dám đến gần hay chiêm ngưỡng. Nhưng nếu nhìn kỹ 1 cánh hoa xương rồng, bạn sẽ thấy rằng nó rất tuyệt vời !!! Hoa xương rồng rất NỮ TÍNH, mong manh, uyễn chuyễn, thơm và cấu trúc cánh hoa rất cầu kỳ, sắc sảo.

Ref:
http://www.loveflowervn.com/tintuc/26/Truyen-thuyet-va-y-nghia-hoa-xuong-rong.html

3. Kỹ thuật chăm sóc về cây xương rồng

Từ lâu, xương rồng đã trở thành một loại cây cảnh khá phổ biến do dễ sinh trưởng và không cần chăm sóc quá nhiều. Nhưng nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng xương rồng, chậu cây cảnh sẽ đẹp và bền hơn.

Kỹ thuật trồng xương rồng không khó và mất nhiều công sức như các loại cây cảnh khác, nhưng nếu để ý và áp dụng đúng, những chậu cây xương rồng cảnh sẽ mau lớn và đẹp hơn.




Về tưới nước cho cây xương rồng


Tưới nhiều cây dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu cây. Loại nước tưới: nước tưới xương rồng là loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy.Vì xương rồng bắt nguồn từ các vùng sa mạc hay vùng cận sa mạc nên nhu cầu nước không nhiều nó có thể chịu hạn được. Về lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng. Theo LuxBonsai, mỗi khi tưới nước, các bạn nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng. Bạn cũng lưu ý là nếu trời mưa quá nhiều thì cũng nên che lại do lượng mưa nhiều có thể gây bệnh cho xương rồng.

Các lưu ý khi chăm sóc xương rồng
Nếu bạn trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như: Ban công, hay làm vườn sân thượng… thì bạn có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa. Bạn lưu ý rằng đây là tuần chứ không phải ngày. Nếu trời mưa thậm chí bạn còn phải cất chúng đi. Nếu bạn để xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, phục vụ cho cây cảnh văn phòng thì bạn có thể tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc đất của bạn như thế nào.

Theo một lời khuyên trên internet của LuxBonsai tìm hiểu được thì xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập gây tổn thương nên để sau 3 ngày mới tưới nước. Cũng theo bài viết lý do là để những nơi bị tổn thương trong quá trình này có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây. Điều này có thể hiểu rằng nếu bạn tưới nước tức là vi khuẩn qua đường nước rất dễ xâm nhập. Cần chú ý: vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày có thể bị mưa làm úng nước dễ dẫn đến thối và chết cây. Nếu có thể hãy che mưa cho xương rồng bằng nilon trong suốt hay kính hoặc cũng có thể để nơi nhiều nắng mà vẫn tránh được mưa như ban công.

Về Ánh sáng và không khí cho xương rồng


Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng (đặc điểm ở các vùng sa mạc là rất nhiều nắng), đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Theo một kinh nghiệm mà LuxBonsai đọc được thì  cây xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với cây xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm thì không cần nhiều nắng trong ngày, chỉ cần khoảng 1-2h nắng là đủ. Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng "cháy da cây", thân bị nám vàng nâu hoặc đen.


Nếu cây xương rồng của bạn để trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc trong văn phòng thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần (thậm chí cây nào cũng nên đưa ra nắng nếu bạn có các cây để bàn làm việc). Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng... Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.

Về Nhiệt độ cho cây xương rồng


Theo đặc điểm của sa mạc là ngày nắng nóng, đêm lạnh thì xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng dãn nhiệt độ lớn, chừng 10°C - 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào 20°C - 40°C . Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

Về Dinh dưỡng cho cây xương rồng


Cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng sa mạc do đó nó có thể sống nơi khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất. Trong mùa phát triển (tức là mùa hè ở Miền Bắc Việt Nam), cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất phốt pho (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất Kali (K) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác như vi chất dinh dưỡng.

Về Phân bón cho xương rồng


Ở giai đoạn cây con, phân bón có thể là NPK 16-16-8, 20-20-20 ( tức là lượng đạm, phốt pho cao), giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30 (tức là Kali cao để phát triển rễ), giai đoạn ra hoa NPK 6-30-30 (tăng cường Phốt phô cho ra hoa và quả), kích thích ra hoa: NPK 10-60-10 (tăng đột biết lượng phốt pho để kích thích ra hoa), trong đó phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên (khá cân đối các tỉ lệ)

Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn tron

Về phân hữu cơ bạn cũng có thể dùng loại phân tự trộn như vỏ trứng, vỏ chuối, xương gà, vịt lợn ngâm ủ một thời gian cho hoại mục rồi bón.



g đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưởng cho cây.Các loại phân vi lượng như cũng rất cần thiết như zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg... nhưng cần ít, 1-2 tháng có thể tưới xịt 1 lần.

Lựa chọn chậu cây xương rồng quý vị có thể ghé thăm: http://luxbonsai.com

4. Các bệnh của cây xương rồng


a) Bệnh thối gốc


Bệnh thối gốc xương rồng là bệnh phổ biến và nguy hiểm đối với tất cả các loại xương rồng.
bệnh thối gốc trên cây xương rồng
Triệu chứng

Xuất hiện trên gốc hoặc các vết thương do chiết ghép cành. Ban đầu là các đốm thối chứa nhiều nước màu xám hoặc nâu đen, các chấm mốc màu đỏ tím hoặc màu trắng ở nơi tiếp giáp phần bệnh và phần khỏe. Khi bệnh lan rộng tới xung quanh thân, cây có thể bị khô và chết.
bệnh thối gốc trên cây xương rồng
Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thối gốc gây ra bởi nấm lưỡi liềm (Fusarium oxysporum Schlecht) thuộc lớp nấm bào tử sợi. Khi bón phân chưa hoai, côn trùng gây hại hoặc chiết ghép gây vết thương đều có lợi cho nấm phát triển. Nhiệt độ thuận lợi cho nấm phát triển là 25o – 30o. Độ ẩm càng cao bệnh càng nặng.
Phương pháp phòng trừ

  1.     Chọn loại đất và phân hoai không nấm bệnh. Nếu đất đã nhiễm bệnh cần khử trùng bằng Formalin 50ml/m2 và đợi thuốc bay hơi hết mới đem trồng cây.
  2.     Công cụ chiết ghép phải được khử trùng bằng cồn 70o.
  3.     Cây bị bệnh cần phải nhổ bỏ và đốt đi, đồng thời cần khử trùng đất.
  4.     Định kỳ phun thuốc Daconil 0.1%

b) Bệnh đốm than (thán thư)

Bệnh thán thư khá phổ biến trên cây xương rồng, nếu bệnh nặng có thể làm cây chết khô.
bệnh thán thư trên cây xương rồng

Triệu chứng

Cây bị bệnh thường có đốm nhiều nước màu nâu nhạt. Đốm bệnh dần dần lõm xuống và trên đốm xuất hiện các chấm đen nhỏ lồi lên, đó là quả nấm.
bệnh thán thư trên cây xương rồng
Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh đốm than cây xương rồng gây ra bởi nấm đĩa gai (Colletotrichum sp.) thuộc lớp bào tử xoang, bộ bào tử đĩa đen gây ra. Đĩa bào tử nhỏ, có lông cứng mọc rải rác, bào tử đơn bào không màu hình bầu dục dài. Bệnh thường gặp vào đầu mùa hạ và đầu mùa đông. Những loại xương rồng hình cầu rất nhạy cảm với loại bệnh này.
Phương pháp phòng trừ

    Tránh tưới nước quá nhiều, để cây nơi thoáng gió, nhiều nắng.
    Khi bị bệnh cần kịp thời phun thuốc Boocdo 1% hoặc Daconil 0,1% hoặc Topsin 0,1%, phun vài lần cách nhau 7-10 ngày.

c) Tuyến trùng hại xương rồng
bệnh tuyến trùng trên cây xương rồng
Bệnh này chủ yếu xuất hiện trên xương rồng 6 cạnh.
Triệu chứng

Trên rễ chính và rễ bên hình thành nhiều u bướu nhỏ, lúc đầu nhẵn về sau thô dần. Cắt u ra thấy nhiều hạt nhỏ màu trắng đó chính là tuyến trùng cái. Bệnh có thể làm cho cây chết khô.
bệnh tuyến trùng trên cây xương rồng
Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gây ra bởi tuyến trùng Meloidogyne incognita Chitwood. Tuyến trùng đực và cái khác nhau. Con cái hình quả lê, ngòi miệng dài hơn con đực, âm hộ và lỗ hậu môn đối xứng với cổ, quanh thân có hoa văn như vân tay. Trứng hình bầu dục màu vàng nâu. Con đực miệng phình to, đoạn đuôi tù có một đôi gai giao phối.
Qua mùa đông tuyến trùng sẽ trưởng thành. Ấu trùng và trứng nằm bên trong đất, khi sang xuân nhiệt độ trên 12oC sẽ bắt đầu hoạt động. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển là 20o -25oC. Đất ẩm có lợi cho tuyến trùng trong việc di chuyển tìm kiếm thức ăn và xâm nhập vào rễ cây.
Phương pháp phòng trừ

    Nhổ bỏ cây bị bệnh và đem đốt.
    Khi đất nhiễm bệnh, khử trùng bằng Nemagon 2%, định lượng 3ml/ 1m2. Sau khi phun thuốc đậy đất lại bằng bao nilong để xông hơi trong 15 ngày.
    Nếu bị bệnh nhẹ có thể dùng Furadan bón vào mỗi gốc 5-10g, dùng Nemagon 0,1% phun cho mỗi gốc 10ml-15ml.

d) Rệp sáp
Đặc điểm sinh học của rệp sáp
rệp sáp hại cây xương rồng

Rệp sáp hại xương rồng (Diaspis echinocacti Bouche) thuộc bộ cánh đều họ rệp sáp hình thuẫn. Chúng dùng miệng chích hút nhựa cây xương rồng làm cây bị yếu. Rệp cái hơi tròn, dài 1,2mm rộng 1 mm, thân lồi lên màu trắng, có lúc màu hơi vàng, giữa vỏ màu nâu sẫm. Rệp đực dài khoảng 1mm màu trắng. Mỗi năm chúng sinh sản 2-3 lứa vào tháng 5-7 và tháng 10.
rệp sáp hại cây xương rồng
Phương pháp phòng trừ

    Dùng bàn chải đánh răng chải sạch rệp khỏi cây.
    Trong thời kỳ rệp nở dùng thuốc DDVP 0,1% hoặc pha lưu huỳnh+vôi 0,5% và Malathion 0,2% hoặc Sumithion 0,1% để diệt rệp con.

2 nhận xét:

  1. Caesars Slots doesn't require fee to entry and play, however it also allows you to buy digital gadgets with real money inside the sport. You can thekingcasino.info disable in-app purchases in your device’s settings. You could require an web connection to play Caesars Slots and entry its social features. You also can discover more information about the functionality, compatibility and interoperability of Caesars Slots in the above description.

    Trả lờiXóa
  2. Keep checking the video games assortment, as we all the time work to supply the best slots to boost your gaming experience. Blackjack is a card sport 메리트카지노 played between the home and the participant. The dealer offers out two playing cards to every participant and themselves.

    Trả lờiXóa