Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức cây cảnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức cây cảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 10, 2015

Cây cảnh Sài Gòn: Rao tiền tỷ, bán vài chục triệu

Nhiều loại cây cảnh (kiểng) được nhà vườn công bố giá bán trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng nhưng sau đó lại được bán ở "cửa sau" với giá chỉ vài chục triệu đồng.

Theo nhận định của nhiều nghệ nhân cây kiểng tại TP HCM, một số loại kiểng, bonsai, cổ thụ đang được “hét giá” hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng mà không có chứng từ. Thị trường cây cảnh đang bị thao túng. Cao điểm chuẩn bị hàng cho Tết Nguyên đán đang bắt đầu ở các nhà vườn nhưng sức mua không cao so với mọi năm.

Ông Nguyễn Văn Giá, một chủ vườn kiểng ở Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP HCM, cho biết, từ trước đến nay, việc định giá kiểng chỉ diễn ra trong chợ Tết. Người bán phải tìm hiểu, so kè với nhiều vườn bạn để cho ra một mức hợp lý. Nhưng năm nay, thương lái tìm đến một số vườn lớn trả giá cao, tạo nên tin đồn về những cây kiểng quý có giá cả tỷ đồng.




Tại TP HCM, cây kiểng được bày bán ở nhiều tuyến đường nhưng không có người mua. Ảnh: Zen Nguyễn.

Xét về phương diện nghệ thuật, giá cây càng cao càng khẳng định được tâm huyết, giá trị của nghệ nhân. Nhưng xét về mặt thương mại, hiếm có người người chịu bỏ tiền tỷ ra mua cây kiểng về chơi, nhất là thời buổi kiếm tiền khó khăn như hiện nay”, ông Giá nói.

Nghệ nhân Ba Hùng, chủ cặp khuế rao bán 7 tỷ ở Tây Ninh, cho biết, giá trị cây kiểng nằm ở công chăm sóc, tạo dáng, và mất nhiều thời gian để săn tìm.

Sau 3 tháng rao bán vườn kiểng với giá 170 tỷ đồng, đến nay, ông Ba Hùng mới bán được một số cây nhỏ giá vài chục triệu đồng mỗi cây. Những cây lớn rao giá cả tỷ đồng vẫn chưa được hỏi mua. Không ít cò cây đến đề cập muốn "giải vây" vườn kiểng với giá rẻ nhưng ông Hùng chưa đồng ý.


Vườn kiểng 170 tỷ của ông chủ cặp khế 300 tuổi làm xôn xao dư luận. Nhiều nghệ nhân, thương lái ngờ vực đây là mức giá ảo. Ảnh: Zen Nguyễn.

Trong khi đó, nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh, chủ cơ sở sản xuất non bộ, trồng bonsai ở Hóc Môn, TP HCM cho biết, nhiều vườn “hét giá” cây kiểng hàng trăm triệu, thậm chí lên đến hàng tỷ đồng. Sau đó, chính những người này phải nhờ các mối lái quen biết đi “rỉ tai” các chủ vườn khác bán với giá vài chục triệu đồng. Nhờ vào mối này, anh Vinh thu về nhiều cây có giá trị. Sau khi sửa dáng, cơ sở này quyết định bán ra với mức giá thấp hơn 10 lần so với mức được rao ban đầu.

Nếu cứ tiếp tục sống với giá ảo, thị trường cây kiểng TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ bị tuột dốc. Người chơi kiểng sẽ thờ ơ, không có sức mua, nhà vườn chính là người bị thiệt hại lớn nhất”, anh Vinh chia sẻ.

Ngoài giá ảo, kiểng còn bị làm giả, lão hóa nhanh để bán giá cao. Một cò cây kiểng trên đường Trường Chinh, quận Tân Bình, cho biết, với chiếc máy mài, đục, vài bịch bột màu, một cây đã trở nên sần sùi. Có những cây giá chỉ vài trăm nghìn nhưng lại được biến thành kiểng quý 40 năm tuổi giá trăm triệu, sau 3 tháng đến một năm nuôi dưỡng.

Thậm chí, theo lời nghệ nhân này, trên thị trường còn xuất hiện một số loại thuốc kích thích tăng trưởng hàng Trung Quốc. Thuốc có tác dụng làm nhanh lão hóa cây, khiến nghệ nhân kinh nghiệm lâu năm cũng khó phân biệt đó là cây giả.

Lời bình của LuxBonsai: Hiện tượng cây cảnh được hét giá hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng theo quan điểm của LuxBonsai là nên hạn chế. Mặc dù là hàng nghệ thuật thì giá trị khó có thể định giá như hàng công nghiệp (tính chi phí giá vốn + công chăm sóc) hoặc nếu là thương gia thì có thể tính cả chi phí cơ hội (chi phí đi "săn"). Tuy nhiên khi định giá các nhà vườn nên quan sát cả thị trường cây cảnh trước khi đưa ra một mức giá hợp lý để có lãi và phù hợp với thị trường.

27 thg 10, 2015

Chợ sinh vật cảnh lớn nhất Sài Gòn

Chợ sinh vật cảnh lớn nhất Sài Gòn


Trên đoạn phố chỉ hơn 500 m nhưng có đến hơn 100 cửa hàng bán chim, cá, cây cảnh, phụ kiện trang trí đó là khu nằm trên đường Cộng Hòa kéo dài qua Trường Chinh (Tân Bình).

Đây là địa điểm quen thuộc của giới yêu thích chơi sinh vật cảnh tại TP HCM. Sản phẩm ở chợ rất phong phú về sinh vật cảnh bao gồm các chủng loại như: cây cảnh, cá cảnh, chim cảnh..., Cùng với đó là nhiều mặt hàng và kèm theo nhiều phụ kiện, nguyên liệu nuôi trồng.

Theo thông tin của một số chủ cửa hàng thì phí thuê mặt bằng ở đây từ 3-10 triệu một gian hàng tùy vào diện tích. Anh Thử, chủ một cửa hàng chuyên bán cây kiểng cho biết, giá ở đây rất bình dân, thấp nhất chỉ vài nghìn đồng và có đủ loại cho khách lựa chọn. Loại chăm sóc cầu kỳ như bonsai cũng chỉ 0,3-5 triệu đồng.

Khách đến đây sẽ được xem trực tiếp các nghệ nhân sửa dáng từ những loại kiểng nhỏ có giá vài trăm nghìn đồng...

... cho đến những cây cao 3-5 m, giá 10-100 triệu đồng.

Đây cũng là khu chợ cung cấp nhiều loại đá cho các cơ sở sản xuất non bộ. Hằng ngày, các cửa hàng tại chợ này cung ứng hàng chục tấn đá các loại ra thị trường.

Nếu không có thời gian, khách có thể chọn mua non bộ được thiết kế sẵn với giá 1-10 triệu đồng, tùy thuộc vào kích thước.

Đây cũng là đầu mối chuyên cung cấp cá cảnh cho các cửa hàng lớn trên địa bàn thành phố.


Hàng trăm loại chim cảnh được bày bán ở đây.

Một số cửa hàng còn nuôi và bán cả đại bàng, diều hâu, với mức giá 500.000-1.000.000 đồng/con loại 3-6 tháng tuổi. Khu vực mua bán, sửa lồng chim luôn đông khách.

Anh Ninh, chủ cơ sở sản xuất lồng chim ở đây cho biết, giới chơi và kinh doanh sinh vật cảnh ở TP HCM và các tỉnh lân cận ai cũng biết khu chợ này. Hằng ngày, không chỉ người dân TP HCM mà rất nhiều khách tỉnh ngoài đến đây tham quan và mua sắm. Cửa hàng của anh mỗi ngày bán và sửa hàng trăm lồng chim các loại.


Theo chủ một cửa hàng cung cấp phụ kiện trang trí non bộ, đây là ngành hàng phải cạnh tranh quyết liệt nhất tại chợ này. Do đây là mặt hàng dễ kinh doanh nên số lượng người bán liên tục tăng. Tại cửa hàng anh, hôm nào gặp khách mua số lượng lớn thì lời được 200.000-1.000.000 đồng, nhưng phần nhiều rơi vào cảnh ế ẩm.


Khu này cũng là nơi cung cấp sỉ và lẻ nhiều loại giống hoa kiểng, đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

26 thg 10, 2015

Festival nông nghiệp 2015


Festival Nông nghiệp 2015 diễn ra từ ngày 23 đến 29/10 tại công viên Gia Định, Quận Gò Vấp, TPHCM với 500 gian hàng. Tại festival nông nghiệp lần này rất nhiều loại cây giống, hạt giống, sản phẩm từ nông nghiệp được bày bán.

Festival Nông nghiệp 2015 giới thiệu nhiều loại đặc sản của các tỉnh thành từ miền Trung, Tây Nguyên đến miền Tây, thu hút khá đông người dân TPHCM tham gia mua sắm.

Các nhà nông từ Quảng Ngãi đem đến hội chợ món hành, tỏi Lý Sơn. Còn các tỉnh Tây Nguyên tham gia lần này với những nhánh lan rừng mộc mạc. An Giang với những trái thốt nốt được chế biến thành rất nhiều món như đường, chè, bánh bò, nước thốt nốt.

Mặc dù chưa tới thời điểm cuối năm nhưng những chậu mai và cây cảnh cho mùa tết cũng được chưng bán tại đây.

Theo ông Ngọc Nhã, một chủ vườn cây cảnh tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, mới hai ngày diễn ra festival nhưng lượng hàng ông bán ra được khá nhiều. “Hai ngày nay vợ chồng tôi bán được cũng khá,” ông Nhã cho hay.


Phấn khởi vì bán được hàng, ông Phạm Anh Dũng, một chủ vườn hoa lan tại Huyện Củ Chi, TPHCM cho hay, ông tham gia nhiều hội chợ và triển lãm nhưng lần này ông bán được nhiều hàng hơn hẳn. Tại quầy bán lan của ông Dũng chiều 24-10 khách ra vào rất đông, còn ông đang bận rộn chuẩn bị hàng giao cho một khách vừa đặt vài chục giỏ lan giao tận nơi.

Festival diễn ra vào dịp cuối tuần thu hút khá đông khách tham gia

Nhiều đặc sản từ các miền quê được trưng bày tại festival năm nay, trong ảnh là khổ qua rừng từ Lâm Đồng.

Các món ăn được chế biến từ trái thốt nốt An Giang được nhiều người chú ý

Ông Phạm Anh Dũng, chủ một vườn lan tại huyện Củ Chi, đang chuẩn bị hàng giao cho khách, theo ông Dũng năm nay hoa lan bán khá chạy

Hành và tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi được bày bán ở festival

Gian hàng của tỉnh Đồng Nai được khá nhiều người quan tâm, chụp hình lưu niệm với một bụi mì (sắn) khá to
Tuy chưa vào mùa tết nhưng hoa mai, cây cảnh được bày bán khá nhiều tại festival


Những chậu lan rừng mộc mạc từ Tây Nguyên được bày bán trong hội chợ này
Theo thesaigontimes

23 thg 10, 2015

E-KAIA ra mắt thiết bị sạc pin điện thoại bằng cây cảnh

Nhóm sinh viên trẻ ở Chile đã sáng chế ra phương pháp sạc pin điện thoại cây cảnh. Thiết bị có tên gọi E-KAIA.

Thiết bị này do nhóm sinh viên trẻ đến từ Chile có khả năng chuyển hóa năng lượng quang hợp của cây cảnh để sạc pin điện thoại. Khả năng sạc ước đạt tới 95% so với nguồn điện thông thường.
Cây cảnh sạc điện thoại

Dùng điện để phát sáng

Nguyên lý hoạt động của E-KAIA




Trước đó, theo Daily Mail, một nhà thiết kế người Pháp cũng đã tạo ra cây bonsai điện tử vừa dùng để trang trí vừa để sạc pin cho các thiết bị điện như điện thoại, iPad… Lá của nó không xanh, nhưng chắc chắn là nguồn cung cấp năng lượng đầy tiềm năng. Cây bonsai điện tử này có 27 tấm năng lượng mặt trời nhỏ làm bằng silicon - hay còn gọi là “lá” - có thể được sắp xếp theo ý thích riêng của người sử dụng. Bên trong chân đế của thiết bị là một bộ pin tích trữ năng lượng mặt trời. Khi năng lượng đầy, nó có thể sạc được một chiếc iPad trong 2 lần và sạc đầy một điện thoại chỉ mất 4 giờ đồng hồ.

Như vậy, trong tương lai con người hoàn toàn có thể sử dụng các loài thực vật tự nhiên và nhân tạo dựa trên khả năng quang học để làm nguồn nhiên liệu điện phục vụ khả năng vận hành của các thiết bị điện tử.

Nguồn: http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-3078365/The-ultimate-power-plant-Biocircuit-harnesses-electricity-soil-houseplant-charge-mobile-phone.html