Hiển thị các bài đăng có nhãn bonsai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bonsai. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 10, 2015

Nghệ thuật cho rễ bonsai, cây cảnh


Có rất nhiều người chơi cây cũng như sx cây cảnh, phần uốn cành đã được nhiều người quan tâm, chia sẻ. Tuy nhiên, phần rễ thì có nhiều người chưa để ý tới hoặc không làm, dẫn đến cây đẹp nhưng rễ còn chưa đẹp.

 LuxBonsai.com cóp nhặt và xin chia sẻ với các bạn một số ví dụ để làm rễ cây cảnh đẹp hơn, nâng tầm nghệ thuật cho cây bonsai của mình.
  •  Chúng ta nên làm từ khi cây còn chưa hoàn thiện.
  •  Nên làm khi trời không mưa, tránh đất bẩn và khó làm.
 Các bước như sau:
  • Đổ cây ra khỏi chậu, chú ý đừng làm đứt rễ.Dùng que gỗ đầu tù lấy hết đất khỏi cây, nếu cây khó sống hoặc cây hoàn thiện thì để lại một ít ở sát gốc.
  • Dùng cọc chống và buộc chặt cây theo hướng mình sẽ trồng trong tương lai, dùng đất cục cứng để chèn rễ, chỉnh sửa lại bộ rễ cho đẹp.
  • Lấp đất và tưới nước, chỉ để hở chút ít rễ, sau này mưa sẽ làm lộ rễ.
Chú ý cắt lá gần hết, tránh để lá làm cây héo và ốm.
 Quy trình làm đơn giản. Có thể làm vào các tháng trong năm, trừ thời gian từ 20/5 đến 15/7 dương lịch và các tháng mùa đông.

 1. Làm rễ mọc đúng chỗ:

Có 2 cách là ghép và kích thích rễ.
- Ghép thì trên mạngcó người chia sẻ rồi: Ghép khoan lỗ và ghép dắt. Các bác chịu khó vào tìm nhé.
- Kích rễ thì như sau: (áp dụng cho rễ gần đất) Dùng mũi dao nhọn chích vài nhát theo chiều ngang thân cây, chích theo cặp cách nhau khoảng 2mm, bóc vỏ đi để tạo thành lỗ khoảng bằng đầu đũa. (không có hình mong bác cố gắng làm nha), dùng thuốc kích rễ loại có chữ root, nhiều loại, chấm vào lỗ đó, tiếp theo dùng rễ bèo tây (bèo lục bình) phủ vào cho kín lỗ đã chích thuốc, dày khoảng cỡ ngón tay, tưới nước có pha thuốc ra rễ và lấp đất lại. (tác giả đã làm và rễ đạt hơn 90%)

2. Làm rễ to, rễ bạnh hay rễ bè, rễ dẹt:


Cho rễ uốn cong thật mạnh, cỡ như móc câu. Sau 1 thời gian thì rễ to nhưng không tròn mà bè. Trong quá trình nuôi cây để lại một số cành gần gốc hoặc sát đất, nuôi cành này sẽ tạo rễ to nhanh. chăm sóc cho cây thật tốt, nếu cây hoàn thiện rồi thì tay cành cắt tỉa bình thường, cành gần gốc thì cứ nuôi, cỡ bằng ngón chân cái thì cắt

 3. Tạo rễ hình chữ Y, hay hình chân chim:

 

- Với rễ nhỏ bằng đầu đũa trở xuống: cắt đứt ngay chỗ cần tạo rế chân chim, cành cũng như rễ, cứ cắt thì mọc nhánh mới.

- Với rễ to bằng chiếc bút bi trở lên:
 + Nếu không uốn cong được thì phải cắt phía ta cần có rễ mọc ra 30% đến 50%, dùng 1 que nhôm 5 li kẹp vào phía ko cắt, dùng băng đen cuốn dây nhôm vào rễ và 2 bên cắt, ko băng miệng cắt sau đó bẻ cong từ từ, đến cỡ căng tay thì dừng, chớ tham mà gãy, tiếp theo bỏ thuốc ra rễ và rễ bèo, lấp đất.
 + Với rễ còn mềm, uốn bằng tay được: dùng que cứng cắm vào đất và uốn rễ, chỗ cần rễ mọc thì dùng dao sắc cắt nhẹ chữ v, bôi thuốc , ủ rễ bèo và lấp đất.
 Bước đầu cần tạo rễ mềm mại thì sau này đưa lên đá hay tạo phong cảnh sẽ dễ dàng hơn.
 Còn đưa lên đá: Đã có người bàn đến rồi, sách cũng có, Bác cứ mua quyển "Bonsai Việt Nam".
 Rất mong anh em có kinh nghiệm đóng góp thêm ý kiến.
 Tiếp theo tôi sẽ chia sẻ với quý vị và các bạn một số kỹ thuật tạo rễ độc đáo: (Thành công 95 %)

4. TẠO RỄ TRONG CHẬU SÂU ĐỂ CÓ RỄ DÀI UỐN LƯỢN. (Nhờ trời uốn rễ hộ chủ nhân)

- Dùng đá cuội, đá hộc, gạch vỡ... những thứ to, cứng, chịu được ẩm trong đất, cây to dùng cục to, cây nhỏ dùng cục nhỏ, có thể dùng cả 2. (toàn thứ rẻ tiền, dễ kiếm) to bằng cái bát ăn cơm cho đến loại nhỏ như quả trứng gà.
- Trộn đất với phân bò hoặc phân trâu mục với tỉ lệ khoảng 50/50, thêm 1 ít vôi bột. Nên phơi nắng hỗn hợp phân khoảng 3 nắng to. Nên dùng phân trâu bò vì ít vi trùng và ít độc.
- Trộn đá, gạch với hỗn hợp phân, như trộn bê tông và đổ vào chậu trồng hoặc bao xi măng dựng đứng ... khi lấp rễ nhớ dùng đất đá nhỏ.
- Chăm sóc bình thường khoảng 2-3 năm. chỉ cắt tỉa bông tán, có cành nào gần mặt đất thì để lại.
- Cuối cùng đổ chậu ra, từ từ moi đất đá ra bạn sẽ có một bộ rễ cong, uốn lượn tự nhiên, độc đáo.
 Bây giờ bạn có thể trồng vào khay hay tạo cây ôm đá theo ý muốn.
 (Kỹ thuật này dễ, ai cũng làm được và không cần hình ảnh)

5. TẠO BỆ RỄ HÌNH MAI RÙA HOẶC DẠNG MÁI VÒM.


- Tạo mô đất hình mai rùa, có thể ở dưới đất hoặc trong lòng chậu cạn, chậu khay chữ nhật...
- Dùng bao ni lông hoặc bao xi măng phủ mai rùa lại, để lên trên mai rùa một số cục đá hay gạch, nhiều ít tùy ý, ko bỏ vào chỗ trồng cây. Nếu trồng dưới đất thì vây gạch xung quanh để giữ đất.
- Trồng cây vào đỉnh mai rùa và lấp đất, lấp luôn gạch đá, sau này rễ mọc ra gặp gạch đá rẽ tự uốn cong.
- Chăm sóc cho cây khoảng 2-3 năm hoặc lâu hơn, hạn chế cắt tỉa.
 Cuối cùng bạn sẽ có một bộ đế mai rùa độc đáo, uốn lượn như chữ thư pháp.

6. TẠO BỆ RỄ MỎNG, ĐẸP, ĐỘC ĐÁO. 

 

- Dùng tấm bê tông hoặc lót bao xi măng (2 lớp) lên mặt đất phẳng, bao gạch hoặc gỗ... xung quanh cao khoảng 15 cm để giữ đất.
- Dùng gạch, đá, gỗ cứng, ... xếp theo hình vẽ, xếp gạch nghiêng.
- Trồng cây vào và lấp kín gạch đá, sau này mưa xói mòn nhìn thấy gạch thì không lấp thêm đất, để rễ ăn theo khe đất uốn lượn, nếu nắng đốt rễ thì dùng bao xi măng che bệ rễ lại.
- Chăm sóc khoảng 3 năm, cứ để rễ chui qua lớp gạch bao quanh xuống đất cho khỏe, mau to.
- Khi thấy rễ to cỡ ngón chân cái thì có thể cắt hết rễ xung quanh lớp gạch.
 Bây giờ bạn đã có một bệ cây rồng phượng, đưa lên khay, chậu cạn và tiếp tục tạo hình.

Nguồn: Sưu tầm và chỉnh sửa.

21 thg 10, 2015

28 kinh nghiệm quý về chơi cây cảnh

Bài viết của tác giả Trịnh Thuận Đức đăng trên tạp trí VNHS. Bài viết này đúc rút nhiều kinh nghiệm quý báu cho người trồng cây. Nếu bạn nào đang chơi cây thì nên tham khảo.

I/ Về tạo hình nghệ thuật cây cảnh



1. Chưa có ý tưởng nghệ thuật cũng như chưa có một ý đồ xây dựng hình tượng nghệ thuật , thì chưa vội cắt sửa cây phôi , hãy kiên trì tìm tòi , suy ngẫm , đừng cắt sửa , uốn kéo vu vơ: Ý tác giả cho rằng cần suy nghĩ cẩn thận.
2. Một cây phôi ko phải chỉ có duy nhất một phương án tạo hình: Ý tác giả cho rằng sẽ có nhiều phương án khác nhau dưới góc độ nghệ thuật khác nhau.
3. Không bằng lòng với cách trồng cây sẵn có , mà luôn xoay trở xem còn cách trồng nào hay hơn , dựa trên ý tưởng sáng tác cũng như ý đồ xây dựng hình tượng nghệ thuật : Tâm lý tìm tòi sáng tạo của người làm nghệ thuật.

Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa cành cho cây, hoa cảnh tại nhà


Nếu bạn trồng cây, hoa cảnh, thì bạn cần chú ý đến việc bấm ngọn tỉa cành để có được những chậu hoa ưng ý và thẩm mỹ nhất. Dưới đây là một vài lưu ý khi bấm ngọn, tỉa cành cho cây cảnh và hoa cảnh.

Nên bấm ngọn hay tỉa cành?





Tuỳ vào mục đích sử dụng và ý thích của người chơi hoa mà bấm ngọn hay không bấm ngọn.
-  Nếu muốn cây có cành mập, hoa to thì không bấm ngọn mà ngược lại phải tỉa bỏ hết các mầm nhánh phụ mọc từ nách lá, chỉ để lại một nhánh, cành hay nụ chính trên thân.
- Nếu muốn cây phát triển không cao quá, ra nhiều cành, nhánh phụ, việc bấm ngọn cho cây, hoa cảnh là điều phải làm.

16 thg 9, 2015

Các yếu tố thẩm mỹ trong việc đánh giá cây bonsai đẹp.







Có người đưa ra rằng một cây đẹp phải đạt được yếu tố tự nhiên. Tức là phải thuyết phục được người xem rằng cây này chẳng ai đụng dao kéo gì nó, tự nó mọc thành vậy. Để thuyết phục được người, ta phải giấu đi mọi điều ta đã làm với cây bonsai thân yêu. Ví dụ cây sanh, cây si bị một lỗi hay gặp mà bạn thường thấy ở các chợ đó là quấn dây xong rồi quên luôn. Người làm cây quên không tháo kịp dây ra nên dây quấn ăn sâu vào cành thành một vết hằn rất mất tự nhiên và khó sửa (thường thì quấn dây nên quấn hơi lỏng một chút, khi thấy dây hơi chớm bó vào cành là tháo ra được rồi)




Hoặc một ví dụ khác, cây đỗ quyên xinh đẹp này có một lỗi gây phản cảm với người xem là lộ dây chằng cố định gốc với chậu:




Như vậy để đạt được yếu tố tự nhiên thì trước tiên phải xóa mọi dấu vết mà người làm cây tác động lên: Không có dây quấn, sẹo cắt tròn vo…
Có nhiều quan điểm về thiết kế cây đó là thiết kê

  • Mô phỏng, bắt chước tự nhiên
  • Tạo ra các lối kiểu dáng cây cổ quái.
Ở phong cách làm mô phỏng có thể lấy ví dụ như: Làm một cái cây ở vách đá, tạo một hòn đảo rồi đặt một cái cây ở giữa, thậm chí trong chơi cá cảnh thì việc mô phỏng tự nhiên khá phổ biến.
Ở phong cách tự tạo ra dáng cây cổ quái:




Vấn đề thứ 2 về tính tự nhiên của cây là màu thời gian. Màu đó là màu của phần cành khô đã làm lũa được khá lâu rồi, nó nứt nẻ tự nhiên và có màu xanh xanh đặc trưng của rêu mốc như thế này:


Hoặc cây bonsai này thể hiện qua vỏ cây nứt nẻ bong tróc từng mảng:




Màu thời gian, đồng bộ cũng thể hiện ở việc sự ăn nhập giữa màu của gốc cây và phần đất xung quanh. Những cây mới trồng dễ bị trường hợp đường mép giữa đất và gốc cây không được tự nhiên, nhìn cây như bị lỏng gốc vậy.

Vấn đề thứ 3 về tính tự nhiên là cần phù hợp với sinh lý của cây. Tức là cái cây bạn uốn éo xong rồi thì nó có thể sống được mạnh khỏe. Chuyện hay gặp nhất là lá cây phải đủ ánh sáng, không được tán cây trên che mất ánh sáng của cây dưới. Hoặc lá của cây lá kim kiểu gì cũng phải ngửa lên. Nếu bạn uốn chóp lá cây tùng cối chúc xuống chẳng hạn thì kiểu gì cây cũng bỏ lá đó. Hoặc giả bạn muốn cây trắc bách diệp phải xoắn tứ phía như trắc xoăn Nhật bản ư? Không thể nào, chắc chắn lá cây trắc bách diệp cũng sẽ tìm cách ngẩng đầu thẳng lên trời, hoặc sẽ chết.
Vấn đề cuối cùng mà tôi biết là tỷ lệ giữa các phần cấu tạo nên cây. Tức là cỡ lá, cỡ cành, cỡ hoa-quả cần tương xứng với kích thước cây. Thu nhỏ lá có lẽ là một trong những nhu cầu số một của anh em chơi cây. Ngoài việc may mắn sở hữu một cây lá nhỏ từ 3 đời trước (thừa kế) thì có một số kỹ thuật làm nhỏ lá như là cắt nước, cắt phân, cắt một phần lá, bóc bao lá. Hoa và quả thì rất khó thu nhỏ, có lẽ chỉ nên chọn những giống cây có quả phù hợp thôi, như cây firethorn (tạm dịch cây trăn lửa mượn từ hornbeam - cây trăn , LuxBonsai ) này chẳng hạn:

Tổng kết: Qua phần trình bày trên, mặc dù chúng chỉ là lý thuyết nhưng trước khi bạn bắt tay vào làm cây hãy ngắm nhìn, quan sát những cây cổ thụ quanh chúng ta xem chúng mọc thế nào. Nhiều cây cổ thụ với cành trĩu nặng thời gian , gốc rễ sẽ làm bài học rất tốt cho bạn… cũng như giúp bạn thực sự hiểu về cây tự nhiên.

Cuối cùng xin điểm qua một số tiêu chuẩn cây đẹp thường thấy trong các hội thi:

Rễ


  •     Bộ rễ phù hợp với cây
  •     Bộ rễ lan tỏa về các hướng
  •     Bộ rễ lộ căn bám chặt mặt đất
  •     Bộ rễ không rối tung
  •     Rễ lớn không đâm thẳng mặt tiền
  •     Độ đồng đều của các rễ ngang
  •     Các vết sẹo đã kéo da

Thân

  •     Thu nhỏ từ gốc đến ngọn
  •     Có tính cổ lão
  •     Liền lạc
  •     Đường nét thẩm mỹ
  •     Cân xứng với bộ rễ
  •     Không có sẹo lớn ở mặt tiền
  •     Không ưỡn bụng ra phía trước
  •     Chiều cao và đường kính thân hài hòa
  •     Ngọn hướng nhẹ mặt tiền

Cành

  •     Phân nhánh mỹ thuật
  •     Độ lớn hài hòa với thân
  •     Khoảng cách các cành thu hẹp dần
  •     Đầu voi đuôi chuột
  •     Xóa được dấu vết can thiệp
  •     Hướng đủ các phía
  •     Hai cành liên tiếp không cùng phương
  •     Cấu trúc tán cành phù hợp thế cây
  •     Có tính cổ lão
  •     Có độ dài rộng hài hòa
  •     Cành trước không che khuất cành sau
  •     Cành thấp nhất ở độ cao hợp lý



  •     Mật độ các tán vừa phải
  •     Không che khuất cành, nhánh
  •     Các tán lá hợp thành khối tam giác
  •     Thu nhỏ lá
  •     Biểu hiện sống khỏe

Chậu – vật chứa

  •     Độ sâu phù hợp với thế cây
  •     Chiều dài hợp với kích thước cây
  •     Vị trí của cây trên chậu
  •     Vị trí gốc cây so với mặt chậu
  •     Màu sắc của chậu và cây phù hợp
  •     Phẩm chất của chậu

Chủng loại

  •     Cây có độ phát triển chậm
  •     Cây khó trồng

Các điểm khác

  •     Ấn tượng
  •     Nét riêng
  •     Lớp phủ trên mặt đất