26 thg 10, 2015

Festival nông nghiệp 2015


Festival Nông nghiệp 2015 diễn ra từ ngày 23 đến 29/10 tại công viên Gia Định, Quận Gò Vấp, TPHCM với 500 gian hàng. Tại festival nông nghiệp lần này rất nhiều loại cây giống, hạt giống, sản phẩm từ nông nghiệp được bày bán.

Festival Nông nghiệp 2015 giới thiệu nhiều loại đặc sản của các tỉnh thành từ miền Trung, Tây Nguyên đến miền Tây, thu hút khá đông người dân TPHCM tham gia mua sắm.

Các nhà nông từ Quảng Ngãi đem đến hội chợ món hành, tỏi Lý Sơn. Còn các tỉnh Tây Nguyên tham gia lần này với những nhánh lan rừng mộc mạc. An Giang với những trái thốt nốt được chế biến thành rất nhiều món như đường, chè, bánh bò, nước thốt nốt.

Mặc dù chưa tới thời điểm cuối năm nhưng những chậu mai và cây cảnh cho mùa tết cũng được chưng bán tại đây.

Theo ông Ngọc Nhã, một chủ vườn cây cảnh tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, mới hai ngày diễn ra festival nhưng lượng hàng ông bán ra được khá nhiều. “Hai ngày nay vợ chồng tôi bán được cũng khá,” ông Nhã cho hay.


Phấn khởi vì bán được hàng, ông Phạm Anh Dũng, một chủ vườn hoa lan tại Huyện Củ Chi, TPHCM cho hay, ông tham gia nhiều hội chợ và triển lãm nhưng lần này ông bán được nhiều hàng hơn hẳn. Tại quầy bán lan của ông Dũng chiều 24-10 khách ra vào rất đông, còn ông đang bận rộn chuẩn bị hàng giao cho một khách vừa đặt vài chục giỏ lan giao tận nơi.

Festival diễn ra vào dịp cuối tuần thu hút khá đông khách tham gia

Nhiều đặc sản từ các miền quê được trưng bày tại festival năm nay, trong ảnh là khổ qua rừng từ Lâm Đồng.

Các món ăn được chế biến từ trái thốt nốt An Giang được nhiều người chú ý

Ông Phạm Anh Dũng, chủ một vườn lan tại huyện Củ Chi, đang chuẩn bị hàng giao cho khách, theo ông Dũng năm nay hoa lan bán khá chạy

Hành và tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi được bày bán ở festival

Gian hàng của tỉnh Đồng Nai được khá nhiều người quan tâm, chụp hình lưu niệm với một bụi mì (sắn) khá to
Tuy chưa vào mùa tết nhưng hoa mai, cây cảnh được bày bán khá nhiều tại festival


Những chậu lan rừng mộc mạc từ Tây Nguyên được bày bán trong hội chợ này
Theo thesaigontimes

23 thg 10, 2015

E-KAIA ra mắt thiết bị sạc pin điện thoại bằng cây cảnh

Nhóm sinh viên trẻ ở Chile đã sáng chế ra phương pháp sạc pin điện thoại cây cảnh. Thiết bị có tên gọi E-KAIA.

Thiết bị này do nhóm sinh viên trẻ đến từ Chile có khả năng chuyển hóa năng lượng quang hợp của cây cảnh để sạc pin điện thoại. Khả năng sạc ước đạt tới 95% so với nguồn điện thông thường.
Cây cảnh sạc điện thoại

Dùng điện để phát sáng

Nguyên lý hoạt động của E-KAIA




Trước đó, theo Daily Mail, một nhà thiết kế người Pháp cũng đã tạo ra cây bonsai điện tử vừa dùng để trang trí vừa để sạc pin cho các thiết bị điện như điện thoại, iPad… Lá của nó không xanh, nhưng chắc chắn là nguồn cung cấp năng lượng đầy tiềm năng. Cây bonsai điện tử này có 27 tấm năng lượng mặt trời nhỏ làm bằng silicon - hay còn gọi là “lá” - có thể được sắp xếp theo ý thích riêng của người sử dụng. Bên trong chân đế của thiết bị là một bộ pin tích trữ năng lượng mặt trời. Khi năng lượng đầy, nó có thể sạc được một chiếc iPad trong 2 lần và sạc đầy một điện thoại chỉ mất 4 giờ đồng hồ.

Như vậy, trong tương lai con người hoàn toàn có thể sử dụng các loài thực vật tự nhiên và nhân tạo dựa trên khả năng quang học để làm nguồn nhiên liệu điện phục vụ khả năng vận hành của các thiết bị điện tử.

Nguồn: http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-3078365/The-ultimate-power-plant-Biocircuit-harnesses-electricity-soil-houseplant-charge-mobile-phone.html

22 thg 10, 2015

Nghệ thuật cho rễ bonsai, cây cảnh


Có rất nhiều người chơi cây cũng như sx cây cảnh, phần uốn cành đã được nhiều người quan tâm, chia sẻ. Tuy nhiên, phần rễ thì có nhiều người chưa để ý tới hoặc không làm, dẫn đến cây đẹp nhưng rễ còn chưa đẹp.

 LuxBonsai.com cóp nhặt và xin chia sẻ với các bạn một số ví dụ để làm rễ cây cảnh đẹp hơn, nâng tầm nghệ thuật cho cây bonsai của mình.
  •  Chúng ta nên làm từ khi cây còn chưa hoàn thiện.
  •  Nên làm khi trời không mưa, tránh đất bẩn và khó làm.
 Các bước như sau:
  • Đổ cây ra khỏi chậu, chú ý đừng làm đứt rễ.Dùng que gỗ đầu tù lấy hết đất khỏi cây, nếu cây khó sống hoặc cây hoàn thiện thì để lại một ít ở sát gốc.
  • Dùng cọc chống và buộc chặt cây theo hướng mình sẽ trồng trong tương lai, dùng đất cục cứng để chèn rễ, chỉnh sửa lại bộ rễ cho đẹp.
  • Lấp đất và tưới nước, chỉ để hở chút ít rễ, sau này mưa sẽ làm lộ rễ.
Chú ý cắt lá gần hết, tránh để lá làm cây héo và ốm.
 Quy trình làm đơn giản. Có thể làm vào các tháng trong năm, trừ thời gian từ 20/5 đến 15/7 dương lịch và các tháng mùa đông.

 1. Làm rễ mọc đúng chỗ:

Có 2 cách là ghép và kích thích rễ.
- Ghép thì trên mạngcó người chia sẻ rồi: Ghép khoan lỗ và ghép dắt. Các bác chịu khó vào tìm nhé.
- Kích rễ thì như sau: (áp dụng cho rễ gần đất) Dùng mũi dao nhọn chích vài nhát theo chiều ngang thân cây, chích theo cặp cách nhau khoảng 2mm, bóc vỏ đi để tạo thành lỗ khoảng bằng đầu đũa. (không có hình mong bác cố gắng làm nha), dùng thuốc kích rễ loại có chữ root, nhiều loại, chấm vào lỗ đó, tiếp theo dùng rễ bèo tây (bèo lục bình) phủ vào cho kín lỗ đã chích thuốc, dày khoảng cỡ ngón tay, tưới nước có pha thuốc ra rễ và lấp đất lại. (tác giả đã làm và rễ đạt hơn 90%)

2. Làm rễ to, rễ bạnh hay rễ bè, rễ dẹt:


Cho rễ uốn cong thật mạnh, cỡ như móc câu. Sau 1 thời gian thì rễ to nhưng không tròn mà bè. Trong quá trình nuôi cây để lại một số cành gần gốc hoặc sát đất, nuôi cành này sẽ tạo rễ to nhanh. chăm sóc cho cây thật tốt, nếu cây hoàn thiện rồi thì tay cành cắt tỉa bình thường, cành gần gốc thì cứ nuôi, cỡ bằng ngón chân cái thì cắt

 3. Tạo rễ hình chữ Y, hay hình chân chim:

 

- Với rễ nhỏ bằng đầu đũa trở xuống: cắt đứt ngay chỗ cần tạo rế chân chim, cành cũng như rễ, cứ cắt thì mọc nhánh mới.

- Với rễ to bằng chiếc bút bi trở lên:
 + Nếu không uốn cong được thì phải cắt phía ta cần có rễ mọc ra 30% đến 50%, dùng 1 que nhôm 5 li kẹp vào phía ko cắt, dùng băng đen cuốn dây nhôm vào rễ và 2 bên cắt, ko băng miệng cắt sau đó bẻ cong từ từ, đến cỡ căng tay thì dừng, chớ tham mà gãy, tiếp theo bỏ thuốc ra rễ và rễ bèo, lấp đất.
 + Với rễ còn mềm, uốn bằng tay được: dùng que cứng cắm vào đất và uốn rễ, chỗ cần rễ mọc thì dùng dao sắc cắt nhẹ chữ v, bôi thuốc , ủ rễ bèo và lấp đất.
 Bước đầu cần tạo rễ mềm mại thì sau này đưa lên đá hay tạo phong cảnh sẽ dễ dàng hơn.
 Còn đưa lên đá: Đã có người bàn đến rồi, sách cũng có, Bác cứ mua quyển "Bonsai Việt Nam".
 Rất mong anh em có kinh nghiệm đóng góp thêm ý kiến.
 Tiếp theo tôi sẽ chia sẻ với quý vị và các bạn một số kỹ thuật tạo rễ độc đáo: (Thành công 95 %)

4. TẠO RỄ TRONG CHẬU SÂU ĐỂ CÓ RỄ DÀI UỐN LƯỢN. (Nhờ trời uốn rễ hộ chủ nhân)

- Dùng đá cuội, đá hộc, gạch vỡ... những thứ to, cứng, chịu được ẩm trong đất, cây to dùng cục to, cây nhỏ dùng cục nhỏ, có thể dùng cả 2. (toàn thứ rẻ tiền, dễ kiếm) to bằng cái bát ăn cơm cho đến loại nhỏ như quả trứng gà.
- Trộn đất với phân bò hoặc phân trâu mục với tỉ lệ khoảng 50/50, thêm 1 ít vôi bột. Nên phơi nắng hỗn hợp phân khoảng 3 nắng to. Nên dùng phân trâu bò vì ít vi trùng và ít độc.
- Trộn đá, gạch với hỗn hợp phân, như trộn bê tông và đổ vào chậu trồng hoặc bao xi măng dựng đứng ... khi lấp rễ nhớ dùng đất đá nhỏ.
- Chăm sóc bình thường khoảng 2-3 năm. chỉ cắt tỉa bông tán, có cành nào gần mặt đất thì để lại.
- Cuối cùng đổ chậu ra, từ từ moi đất đá ra bạn sẽ có một bộ rễ cong, uốn lượn tự nhiên, độc đáo.
 Bây giờ bạn có thể trồng vào khay hay tạo cây ôm đá theo ý muốn.
 (Kỹ thuật này dễ, ai cũng làm được và không cần hình ảnh)

5. TẠO BỆ RỄ HÌNH MAI RÙA HOẶC DẠNG MÁI VÒM.


- Tạo mô đất hình mai rùa, có thể ở dưới đất hoặc trong lòng chậu cạn, chậu khay chữ nhật...
- Dùng bao ni lông hoặc bao xi măng phủ mai rùa lại, để lên trên mai rùa một số cục đá hay gạch, nhiều ít tùy ý, ko bỏ vào chỗ trồng cây. Nếu trồng dưới đất thì vây gạch xung quanh để giữ đất.
- Trồng cây vào đỉnh mai rùa và lấp đất, lấp luôn gạch đá, sau này rễ mọc ra gặp gạch đá rẽ tự uốn cong.
- Chăm sóc cho cây khoảng 2-3 năm hoặc lâu hơn, hạn chế cắt tỉa.
 Cuối cùng bạn sẽ có một bộ đế mai rùa độc đáo, uốn lượn như chữ thư pháp.

6. TẠO BỆ RỄ MỎNG, ĐẸP, ĐỘC ĐÁO. 

 

- Dùng tấm bê tông hoặc lót bao xi măng (2 lớp) lên mặt đất phẳng, bao gạch hoặc gỗ... xung quanh cao khoảng 15 cm để giữ đất.
- Dùng gạch, đá, gỗ cứng, ... xếp theo hình vẽ, xếp gạch nghiêng.
- Trồng cây vào và lấp kín gạch đá, sau này mưa xói mòn nhìn thấy gạch thì không lấp thêm đất, để rễ ăn theo khe đất uốn lượn, nếu nắng đốt rễ thì dùng bao xi măng che bệ rễ lại.
- Chăm sóc khoảng 3 năm, cứ để rễ chui qua lớp gạch bao quanh xuống đất cho khỏe, mau to.
- Khi thấy rễ to cỡ ngón chân cái thì có thể cắt hết rễ xung quanh lớp gạch.
 Bây giờ bạn đã có một bệ cây rồng phượng, đưa lên khay, chậu cạn và tiếp tục tạo hình.

Nguồn: Sưu tầm và chỉnh sửa.