Hình ảnh các loài vật ngộ nghĩnh cưỡi lên lưng nhau trong tự nhiên sẽ đem lại cho bạn những giây phút vui vẻ và ngạc nhiên.
Blog của LuxBonsai Cây cảnh, cây hoa, chậu cây cảnh mini, chậu cây để bàn, chậu trồng cây, chậu bonsai mini
19 thg 10, 2015
14 thg 10, 2015
Một vài mẹo nhỏ chăm sóc cây cảnh trong phòng làm việc luôn tươi xanh
Hiện nay cây cảnh để trong phòng làm việc ngày càng phổ biến. Nó không những làm sạch không khí mà còn khử một số khí độc từ điều hòa hay các vật dụng trong nhà gây nên.
Cây để bàn làm việc thời gian gần đây luôn được các chị em văn phòng mua về để trang trí góc làm việc. Không những mang mang lại không gian xanh tươi mát, dễ chịu, cây cảnh để bàn còn làm sạch không khí và khử một số khí độc từ điều hòa hay các vật dụng trong nhà gây nên vì vậy mọi người cần biết cách chăm sóc cây cảnh đúng cách.
Hơn nữa cây cảnh để bàn còn có thể giúp chúng ta điều hòa mắt về trạng thái ban đầu sau những giờ làm việc bên máy tính mệt mỏi. Ngoài ra cây cảnh để bàn cũng rất tốt đến phong thủy mang lại nhiều may mắn, phát tài phát lộc.
Chậu cây để bàn nên được đặt ở văn phòng có ánh sáng như gần cửa, bệ cửa sổ, ban công hoặc dưới ánh đèn điện càng tốt. Không nên đặt chậu cây để bàn quá gần cửa kính, cách khoảng 10-15cm.
Với cây trồng trong đất cần chú ý đến cách bón phân cho cây
Tưới nước: Kiểm tra độ ẩm của đất và quyết định lượng nước tưới thích hợp. Thông thường thì chậu cây để bàn nhỏ đặt trong nội thất được tưới 2 lần/ tuần.Vệ sinh chậu cây để bàn: Vì chậu cây để ngay tầm mắt của chúng ta nên việc vệ sinh cây và chậu là cần thiết. Dùng khăn lau sạch từ miệng chậu xuống thành chậu cây, xung quanh. Sau đó, xem xét đến đĩa lót của chậu nếu có. Lá cây bị vàng hoặc bị hư dập thì nên được loại bỏ bằng kéo.
Kiểm tra xem chậu cây để bàn có bị rầy hoặc phát triển sâu bọ trên lá để kịp thời xử lý. Nếu chậu cây để bàn đặt trong văn phòng hoặc nhà lâu ngày (1 tháng) thì nên di chuyển chậu cây đến nơi có ánh sáng tốt hơn một thời gian để lá cây và cây phục hồi.
Đối với cây thủy sinh thì dễ dàng hơn. Nhưng không có nghĩa là chăm sóc qua loa. Để chăm sóc cây được tốt cũng nên chú ý một số yếu tố sau đây: Ánh sáng: Cũng giống chăm sóc cây để bàn trồng vào đất, cây thủy sinh cũng cần ánh sáng, nên kê đặt ơ những nơi có ánh sáng đầy đủ như gần sổ, cửa kính, cửa ra vào, phòng rộng có ánh sáng chiếu vào, gần nhiều người qua lại.
Nước: Nên thay nước đinh kỳ, thông thường nên thay nước 5-7 ngày 1 lần. Mực nước chỉ đổ gần ngập bộ rễ của cây, tốt nhất nước chỉ đổ 2/3 bộ rễ của nó. Lưu ý không được đổ ngập nước bộ rễ cây sẽ thối rễ, thối lá và dẫn đến chết.
Đối với một số cây như tiểu hồng môn, phú quý, vạn lộc, nên thay nước định kỳ 2 ngày một lần. Thì chắc chắn kéo dài được tuổi thọ của cây và cây luôn đẹp như ý muốn. Mỗi lần thay nước cũng nên nho 1-2 giọt dung dịch để bổ trợ dinh dưỡng nuôi cây. Nếu không có dung dịch thì cũng nên cho 1-2 viên B1 là được.
Cây để bàn làm việc thời gian gần đây luôn được các chị em văn phòng mua về để trang trí góc làm việc. Không những mang mang lại không gian xanh tươi mát, dễ chịu, cây cảnh để bàn còn làm sạch không khí và khử một số khí độc từ điều hòa hay các vật dụng trong nhà gây nên vì vậy mọi người cần biết cách chăm sóc cây cảnh đúng cách.
Hơn nữa cây cảnh để bàn còn có thể giúp chúng ta điều hòa mắt về trạng thái ban đầu sau những giờ làm việc bên máy tính mệt mỏi. Ngoài ra cây cảnh để bàn cũng rất tốt đến phong thủy mang lại nhiều may mắn, phát tài phát lộc.
Chăm sóc cây để bàn với cây sử dụng đất
Chậu cây để bàn nên được đặt ở văn phòng có ánh sáng như gần cửa, bệ cửa sổ, ban công hoặc dưới ánh đèn điện càng tốt. Không nên đặt chậu cây để bàn quá gần cửa kính, cách khoảng 10-15cm.
Với cây trồng trong đất cần chú ý đến cách bón phân cho cây
Tưới nước: Kiểm tra độ ẩm của đất và quyết định lượng nước tưới thích hợp. Thông thường thì chậu cây để bàn nhỏ đặt trong nội thất được tưới 2 lần/ tuần.Vệ sinh chậu cây để bàn: Vì chậu cây để ngay tầm mắt của chúng ta nên việc vệ sinh cây và chậu là cần thiết. Dùng khăn lau sạch từ miệng chậu xuống thành chậu cây, xung quanh. Sau đó, xem xét đến đĩa lót của chậu nếu có. Lá cây bị vàng hoặc bị hư dập thì nên được loại bỏ bằng kéo.
Kiểm tra xem chậu cây để bàn có bị rầy hoặc phát triển sâu bọ trên lá để kịp thời xử lý. Nếu chậu cây để bàn đặt trong văn phòng hoặc nhà lâu ngày (1 tháng) thì nên di chuyển chậu cây đến nơi có ánh sáng tốt hơn một thời gian để lá cây và cây phục hồi.
Chăm sóc cây cảnh thủy sinh
Đối với cây thủy sinh thì dễ dàng hơn. Nhưng không có nghĩa là chăm sóc qua loa. Để chăm sóc cây được tốt cũng nên chú ý một số yếu tố sau đây: Ánh sáng: Cũng giống chăm sóc cây để bàn trồng vào đất, cây thủy sinh cũng cần ánh sáng, nên kê đặt ơ những nơi có ánh sáng đầy đủ như gần sổ, cửa kính, cửa ra vào, phòng rộng có ánh sáng chiếu vào, gần nhiều người qua lại.
Nước: Nên thay nước đinh kỳ, thông thường nên thay nước 5-7 ngày 1 lần. Mực nước chỉ đổ gần ngập bộ rễ của cây, tốt nhất nước chỉ đổ 2/3 bộ rễ của nó. Lưu ý không được đổ ngập nước bộ rễ cây sẽ thối rễ, thối lá và dẫn đến chết.
Đối với một số cây như tiểu hồng môn, phú quý, vạn lộc, nên thay nước định kỳ 2 ngày một lần. Thì chắc chắn kéo dài được tuổi thọ của cây và cây luôn đẹp như ý muốn. Mỗi lần thay nước cũng nên nho 1-2 giọt dung dịch để bổ trợ dinh dưỡng nuôi cây. Nếu không có dung dịch thì cũng nên cho 1-2 viên B1 là được.
9 thg 10, 2015
Những cây bonsai dáng siêu độc tại Thanh Hóa
Nhiều cây bonsai có dáng siêu độc tại triển lãm - hội chợ “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2015” được chủ nhân “hét” giá cả chục triệu đồng khiến người mua choáng váng.
Hội chợ - Triển lãm tại Thanh Hóa trưng bày và bán hàng nghìn cây cảnh, cây bonsai nghệ thuật có giá trị cao.
Hàng nghìn cây cảnh, bonsai khắp các vùng quê của tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh lân cận như: Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An quy tụ tại triển lãm đã tạo nên một bức tranh sinh động về thế giới nghệ thuật cây cảnh, bonsai.
Du khách đến triển lãm không chỉ được chiêm ngưỡng những cây cảnh cổ thụ, dáng đẹp, tuổi đời hàng trăm năm có giá cả 100 triệu đồng mà còn được ngắm những cây bonsai dáng “siêu độc” được chủ nhân “hét” giá cả chục triệu đồng. Nhiều người mới nghe giá đã thấy “choáng” vì không ngờ những cây cảnh nhỏ lại có giá cao đến như vậy.
Theo một người bán cây cảnh ở đây, những cây bonsai có dáng độc, đẹp, quái lạ, dị… tuy nhỏ nhưng được chủ nhân dày công vun trồng, uốn nắm, phải mất cả chục năm. Chưa kể đến công chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cho cây ra hoa quả, quanh năm tốt tươi.
Những cây bonsai có dáng độc, đâm chồi nảy lộc, hoa sum xuê được trưng bày và rao bán
Anh Nguyễn Hữu Công, một nghệ nhân chuyên tạo dáng cây cảnh chia sẻ: “Nhìn những cây bonsai nhỏ nhưng lại có giá trị rất lớn vì phải mất rất nhiều công sức. Những cây này ngoài việc vất vả tìm kiếm những gốc, thân cây có dáng quái, độc, lạ về trồng thì chủ nhân của nó phải mất cả chục năm uốn nắn, tạo cho cây một “thế độc” để không có cây nào giống được. Một cây bonsai có thế độc giống như một tác phẩm nghệ thuật vô giá vậy, vì thế mà mỗi cây bonsai luôn có giá trên trời”.
Ông Kiều Văn Viễn, huyện Hậu Lộc một người đam mê cây cảnh đến tham quan và mua cây tại hội chợ cho hay, triển lãm cây cảnh lần này hầu hết các cây đều có giá trị cao không chỉ về nghệ thuật mà cả về giá thành. “Các cây cảnh dáng cổ thụ, to, đẹp mọi người đều đã rất quen mắt. Đặc biệt gây chú ý ở triển lãm lần này là những cây bonsai. Tôi định mua một số cây về chơi nhưng giá cao quá, chủ nhân của những cây này đều đòi giá trên trời, trả giá xuống thấp nhưng họ vẫn không bán”
Theo khảo sát , những cây cảnh cổ thụ có giá từ 20 – 100 triệu đồng, tùy vào từng loại cây khác nhau, đắt nhất vẫn là những cây sanh có tuổi đời cả trăm năm. Những cây bonsai mới được ươm giá từ 200 – 1.000.000 đồng. Những cây bonsai đã được tạo dáng, ra hoa kết quả có giá từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng. Những cây bonsai có dáng “siêu độc” được chủ nhân ra giá cả chục triệu đồng.
Nhiều du khách đến triển lãm rất thích thú ngắm các cây cảnh, cây bonsai này, vì giá quá cao nên nhiều người chỉ chọn mua cho mình những cây giá vừa tiền về chơi, tạo dáng riêng theo sở thích.
Cùng chiêm ngưỡng những cây cảnh cổ thụ, cây bonsai có dáng độc tại triển lãm này:
.
Nguồn: Dân trí
Hội chợ - Triển lãm tại Thanh Hóa trưng bày và bán hàng nghìn cây cảnh, cây bonsai nghệ thuật có giá trị cao.
Hàng nghìn cây cảnh, bonsai khắp các vùng quê của tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh lân cận như: Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An quy tụ tại triển lãm đã tạo nên một bức tranh sinh động về thế giới nghệ thuật cây cảnh, bonsai.
Du khách đến triển lãm không chỉ được chiêm ngưỡng những cây cảnh cổ thụ, dáng đẹp, tuổi đời hàng trăm năm có giá cả 100 triệu đồng mà còn được ngắm những cây bonsai dáng “siêu độc” được chủ nhân “hét” giá cả chục triệu đồng. Nhiều người mới nghe giá đã thấy “choáng” vì không ngờ những cây cảnh nhỏ lại có giá cao đến như vậy.
Theo một người bán cây cảnh ở đây, những cây bonsai có dáng độc, đẹp, quái lạ, dị… tuy nhỏ nhưng được chủ nhân dày công vun trồng, uốn nắm, phải mất cả chục năm. Chưa kể đến công chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cho cây ra hoa quả, quanh năm tốt tươi.
Những cây bonsai có dáng độc, đâm chồi nảy lộc, hoa sum xuê được trưng bày và rao bán
Anh Nguyễn Hữu Công, một nghệ nhân chuyên tạo dáng cây cảnh chia sẻ: “Nhìn những cây bonsai nhỏ nhưng lại có giá trị rất lớn vì phải mất rất nhiều công sức. Những cây này ngoài việc vất vả tìm kiếm những gốc, thân cây có dáng quái, độc, lạ về trồng thì chủ nhân của nó phải mất cả chục năm uốn nắn, tạo cho cây một “thế độc” để không có cây nào giống được. Một cây bonsai có thế độc giống như một tác phẩm nghệ thuật vô giá vậy, vì thế mà mỗi cây bonsai luôn có giá trên trời”.
Ông Kiều Văn Viễn, huyện Hậu Lộc một người đam mê cây cảnh đến tham quan và mua cây tại hội chợ cho hay, triển lãm cây cảnh lần này hầu hết các cây đều có giá trị cao không chỉ về nghệ thuật mà cả về giá thành. “Các cây cảnh dáng cổ thụ, to, đẹp mọi người đều đã rất quen mắt. Đặc biệt gây chú ý ở triển lãm lần này là những cây bonsai. Tôi định mua một số cây về chơi nhưng giá cao quá, chủ nhân của những cây này đều đòi giá trên trời, trả giá xuống thấp nhưng họ vẫn không bán”
Theo khảo sát , những cây cảnh cổ thụ có giá từ 20 – 100 triệu đồng, tùy vào từng loại cây khác nhau, đắt nhất vẫn là những cây sanh có tuổi đời cả trăm năm. Những cây bonsai mới được ươm giá từ 200 – 1.000.000 đồng. Những cây bonsai đã được tạo dáng, ra hoa kết quả có giá từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng. Những cây bonsai có dáng “siêu độc” được chủ nhân ra giá cả chục triệu đồng.
Nhiều du khách đến triển lãm rất thích thú ngắm các cây cảnh, cây bonsai này, vì giá quá cao nên nhiều người chỉ chọn mua cho mình những cây giá vừa tiền về chơi, tạo dáng riêng theo sở thích.
Cùng chiêm ngưỡng những cây cảnh cổ thụ, cây bonsai có dáng độc tại triển lãm này:
.
Nguồn: Dân trí
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)